Zalo mini App

Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh cho startup chuyển xanh

Lê Hoàng

(KTSG Online) – Tín dụng xanh là lĩnh vực đang được Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đẩy mạnh và tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xanh. Lượng vốn giải ngân cho gói tín dụng xanh của ACB trong năm nay đã tăng rất cao so với năm 2023.

Ông Trần Hùng Huy chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: L.H

Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB chia sẻ thông tin trên khi nhận câu hỏi về việc liệu các start-up có cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn cho các mục tiêu phát triển, mở rộng thị trường tại talkshow Xây dựng thương hiệu từ điểm xuất phát.

Chương trình nằm trong khuôn khổ Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 do Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Hội liên hiệp Thanh niên TPHCM, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO VN) tổ chức ngày 9 và 10-11.

Trao đổi với các start-up về xây dựng thương hiệu cũng như cơ hội tiếp cận tín dụng xanh, ông Huy cho biết, nếu năm 2023, ACB chỉ giải ngân dưới 100 tỉ đồng cho gói tín dụng xanh thì từ đầu năm 2024 đến nay đã giải ngân gần 1.500 tỉ đồng.

Trong tương lai ngân hàng này sẽ đẩy gói tín dụng xanh lên quy mô 3.000-5.000 tỉ đồng.

Ông Chủ tịch ngân hàng ACB cho biết đang làm việc với nhiều quỹ đầu tư quốc tế – những người đang quan tâm và muốn làm việc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Ông Huy khuyến khích các doanh nghiệp trẻ cố gắng đáp ứng điều kiện của các quỹ quốc tế để cùng với ACB tận dụng các nguồn quỹ này.

Tại sự kiện ông cũng nói về triết lý ESG (môi trường – xã hội – quản trị) mà ACB đã theo đuổi trong quá trình phát triển, giúp ngân hàng không chỉ khẳng định giá trị thương hiệu mà còn có sức ảnh hưởng lâu dài.

Qua đó, ông Huy lưu ý các thương hiệu doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi gắn liền với các giá trị xã hội và môi trường.

Tại sự kiện, các diễn giả là những doanh nhân trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng đã chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm về việc xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh cho cộng đồng khởi nghiệp trẻ.

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 mang chủ đề: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế, và Slogan Make Green Together, với mong muốn kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng cộng đồng doanh nghiệp chung tay hành động từ những điều nhỏ nhất từ giảm phát thải, đến tiết kiệm và tái sử dụng lại những vật dụng có thể tái chế góp phần giảm phát thải ra môi trường.

Một doanh nghiệp may mặc giới thiệu sản phẩm “xanh”, sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn tại sự kiện. Ảnh: L.H

Tham gia Ngày hội các doanh nghiệp mang đến các giải pháp, mô hình, sản phẩm “xanh”, hướng tới phát triển bền vững.

Song song đó, các Talkshow giao lưu, chia sẻ về vấn đề phân loại rác, bảo vệ môi trường, với các chủ về như: “Rác phân loại đúng, rác là tài nguyên”, “Doanh Nghiệp và giải pháp phát triển bền vững”… với chia sẻ từ khách mời đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng đã có những hành động nổi bật trong việc góp phần phân loại và tái chế rác, sản xuất giảm phát thải và hướng tới Net Zero.

Bình luận

Tin mới

gettyimages-2183369699
COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung
WI573547--min
Việt Nam sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028
W2
Giá nào cho tín chỉ carbon?
alterno1
Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh cho startup chuyển xanh
Ngành giao thông vận tải lên kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2tđ
phân bón
Giảm phát thải ngành phân bón là tất yếu trong tiến trình Net Zero
1630 thumbnail OK (8)
Nông dân có nên ‘háo hức’ với bán tín chỉ carbon?
Trong triển lãm GEFE 2024, gian hàng của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng giảm phát thải carbon. Ảnh: EuroCham cung cấp
Khởi nghiệp xanh – cơ hội nào cho các startup Việt?
Kể từ ngày 1-10 có 80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính
80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính
Hệ thống pin mặt trời lắp trên mái tại nhà máy. Ảnh minh hoạ: gmedia
Để doanh nghiệp không chùn bước trước áp lực kép