Zalo mini App

4.000 doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ chuyển đổi xanh

Gia Nghi

(KTSG Online) – Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 4.000 doanh nghiệp trên cả nước được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững từ nguồn lực của các tổ chức quốc tế.

Khoảng 4.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững. Ảnh: VGP

Nhằm thúc đẩy kinh doanh bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các đối tác quốc tế như Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh xanh, tuần hoàn và bao trùm, TTXVN đưa tin.

Nhờ các khuôn khổ hợp tác này, bộ đã xây dựng 3 bộ công cụ đo lường mức độ sẵn sàng áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp), kinh doanh bao trùm (IB). Đồng thời, khoảng 4.000 doanh nghiệp đã được nâng cao nhận thức và hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.

Bên cạnh đó, một mạng lưới tư vấn kinh doanh tác động với quy mô hơn 100 thành viên đã được hình thành. Trong khi đó, chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam tiếp tục được triển khai và đã thu hút gần 400 doanh nghiệp tham gia trong vòng 3 năm qua, 2023-2025.

Với tư cách là cơ quan đầu mối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội để triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, bộ cũng đã huy động nguồn lực đào tạo trực tiếp cho gần 14.200 doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu cho 440 doanh nghiệp, tập trung vào các ngành trọng điểm như du lịch, nông nghiệp và công nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giảm thêm 2% lãi suất cho vay, mở rộng hợp tác với 3 ngân hàng thương mại lớn, nâng tổng số ngân hàng đối tác lên 50% so với năm trước, tăng cường khả năng tiếp cận vốn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 9 ngân hàng thương mại ký thỏa thuận hợp tác với quỹ này trong hoạt động cho vay gián tiếp. Quỹ đang tích cực nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp lý để triển khai hình thức cho vay trực tiếp, nhằm đa dạng hóa các kênh hỗ trợ doanh nghiệp.

Bình luận

Tin mới

thep-3
150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam
Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Các cuộn khói nhả lên từ một nhà máy thép ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang ngành công nghiệp nặng
Doanh nghiệp nhựa cần đầu tư cải tiến công nghệ để gia tăng sức cạnh tranh
Cơ hội ngành nhựa còn lớn nhưng thách thức từ xanh hóa không nhỏ
Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc