Zalo mini App

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

Trung Chánh

(KTSG Online) – Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Quy định này, có hiệu lực vào cuối năm nay, cấm nhập khẩu vào EU 7 mặt hàng nông nghiệp chính: cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, thịt bò, cao su và gỗ cũng và các sản phẩm phái sinh nếu được sản xuất trên đất rừng bị phá sau năm 2020.

Tờ Financial Times hôm 16-7 dẫn lời người phát ngôn của Đại sứ quán Úc tại EU cho biết, không nên xem bản đồ theo dõi phá rừng của EU là nguồn thông tin duy nhất để xác định đất sản xuất nông nghiệp ở các nước xuất khẩu có phải có nguồn gốc từ đất rừng bị phá hay không. Người phát ngôn nói, bản đồ của EU chỉ nên đóng vai trò là một trong những nguồn thông tin khả thi để các nhà quản lý của EU và cơ quan có thẩm quyền xác định xem nạn phá rừng có xảy ra hay không.

Theo người phát ngôn, có sự khác biệt giữa bản đồ rừng năm 2023 của Úc và bản đồ năm 2020 của Hệ thống quan sát EU về nạn phá rừng và suy thoái rừng. Trong đó, mỗi bên sử dụng các định nghĩa khác nhau về đất rừng.

EUDR định nghĩa đất rừng là đất có diện tích hơn 0,5 hecta với cây cao hơn 5 mét và độ che phủ tán cây trên 10% hoặc cây có thể đạt tới các ngưỡng này. Định nghĩa này không bao gồm đất được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp hoặc đô thị.

Tuy nhiên, Úc cho rằng, cần phải làm rõ như thế nào được gọi là “đất được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp”. Do vậy, Úc kêu gọi EU trì hoãn thực hiện EUDR cho đến khi các quy định được hiểu rõ.

EUDR nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động tiêu dùng trong khối EU gián tiếp gây ra nạn phá rừng ngoài biên giới bằng cách cấm nhập khẩu các sản phẩm ca cao, đậu nành, dầu cọ, cà phê cao su và thịt bò được sản xuất trên đất rừng khai hoang sau năm 2020. Theo S&P Global, kim ngạch nhập khẩu của EU đối với những hàng hóa này và các sản phẩm phái sinh trị giá khoảng 126 tỉ euro vào năm 2022.

EUDR cũng được áp dụng trong nội bộ các nước EU. Tuy nhiên, 20 nước thành viên EU phản đối quy định này vì cho rằng gánh nặng thủ tục tuân thủ EUDR sẽ gây khó khăn cho nông dân.

Nhân viên của Công ty công nhệ dữ liệu Meridia Land dùng thiết bị định vị GPS và ứng dụng trên máy tính bảng để lập bản đồ trang trại cà phê ở tỉnh Lampung của Indonesia nhằm chuẩn bị tuân thủ EUDR. Ảnh: Bloomberg

Tại một cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp EU hôm 15-7, Áo dẫn đầu sáu nước thành viên EU khác gồm Phần Lan và Hy Lạp, kêu gọi Brussels xem xét lại khung thời gian áp dụng EUDR. Bộ Nông nghiệp Áo cũng đề nghị Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, giải quyết thỏa đáng “những lo ngại nghiêm trọng liên quan đến việc thực hiện EUDR”.

Pedro Miguel da Costa e Silva, đại sứ Brazil tại EU, cũng lo ngại bản đồ về đất phá rừng của EU không chính xác. “Khu vực tư nhân của chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp đất trồng ca cao và cà phê bị xác định nhầm là đất rừng”, ông nói.

Ông kêu gọi, các cơ quan quản lý của EU hợp tác với chính phủ của các nhà xuất khẩu hàng nông nghiệp để sử dụng các hệ thống giám sát đất đai địa phương có mức độ chính xác cao hơn nhiều.  Ông cho biết thêm, Brazil có hệ thống giám sát đất đai “hiện đại” được sử dụng miễn phí.

Ông cho rằng, việc EU áp đặt các quy chuẩn châu Âu lên các nước khác mà không có sự hợp tác. Điều này cũng khiến các nhà sản xuất nông nghiệp của Brazil lo ngại về việc sẽ tốn kém hàng triệu euro để thuê các hệ thống đo đạc và định vị từ các công ty tư nhân để tuân thủ EUDR.

Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) ảnh hưởng đến 7 mặt hàng nông nghiệp gồm dầu cọ, đậu nành, gỗ, cacao, cà phê, thịt bò và cao su. Ảnh: global-traceability.com

Các nguồn tin ngoại giao cho biết, ngoài Úc và Brazil, ít nhất ba nước khác, trong đó có Canada phàn nàn về bản đồ của EU. Úc, Brazil và Colombia nằm trong số các nước cùng với Mỹ kêu gọi EU trì hoãn thực hiện EUDR.

Viện Nghiên cứu Thủy văn, khí tượng và môi trường Colombia cho biết đang theo dõi nạn phá rừng trong nước theo cách tương tự như EU. Nhưng định nghĩa của EU về đất rừng sẽ bao gồm “các khu vực không được coi là đất phá rừng ở Colombia”. Ví dụ như đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi từ “thảm thực vật thứ sinh” như thảm cây bụi, rừng thứ sinh (rừng thưa mọc lại sau khi đã khai thác gỗ).

Trong hướng dẫn gửi cho các nước sản xuất nông nghiệp, EC nhấn mạnh, bản đồ là công cụ giúp các công ty đảm bảo tuân thủ EUDR nhưng không bắt buộc sử dụng. Các thông tin khác, chi tiết hơn, có thể sử dụng để xác định khu đất sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, Cao Ủy Môi trường EU, Virginijus Sinkevičius khẳng định, EU không có kế hoạch trì hoãn EUDR.

Theo Financial Times

Bình luận

Tin mới

W2
Giá nào cho tín chỉ carbon?
alterno1
Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh cho startup chuyển xanh
Ngành giao thông vận tải lên kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2tđ
phân bón
Giảm phát thải ngành phân bón là tất yếu trong tiến trình Net Zero
1630 thumbnail OK (8)
Nông dân có nên ‘háo hức’ với bán tín chỉ carbon?
Trong triển lãm GEFE 2024, gian hàng của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng giảm phát thải carbon. Ảnh: EuroCham cung cấp
Khởi nghiệp xanh – cơ hội nào cho các startup Việt?
Kể từ ngày 1-10 có 80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính
80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính
Hệ thống pin mặt trời lắp trên mái tại nhà máy. Ảnh minh hoạ: gmedia
Để doanh nghiệp không chùn bước trước áp lực kép
Theo các chuyên gia, Rừng Sác ở huyện Cần Giờ (TPHCM) là khu vực có thể phát triển thị trường carbon trong thời gian tới. Ảnh: visithcmc
Thị trường carbon được vận hành chính thức từ năm 2029
dji_fly_20240708_093012_14_1720406422606_photo_optimized
Thị trường carbon sẽ là một chiến trường!