Zalo mini App

Chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp cho năng suất tăng 1,5 tấn/hecta

Hoài Hương

(KTSG Online) – Tỉnh Trà Vinh đang thu hoạch diện tích lúa sản xuất trong đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, với năng suất đạt rất cao, khoảng 7,3 tấn/hecta, cao hơn vụ Hè Thu 0,8 tấn/hecta và cao hơn vụ Thu Đông năm trước khoảng 1,5 tấn hecta.

Ruộng lúa tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Ảnh minh họa: Quang Sung

Trong vụ lúa Thu Đông này, Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài (ở Trà Vinh) tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ duy trì mô hình với 48 hộ tham gia trên tổng diện tích 48,4 hecta, sử dụng giống lúa OM 5451, TTXVN đưa tin.

Kết quả thành viên tham gia mô hình giảm chi phí sản xuất khoảng 13% (giảm 3,2 triệu đồng/hecta).Trong đó giảm 65kg lúa giống/hecta (43% lượng giống) so với tập quán canh tác cũ; giảm 37% chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, lợi nhuận của nông dân tham gia mô hình tăng thêm 16% (5,75 triệu đồng/hecta) so với ngoài mô hình. Đặc biệt, mô hình cũng giảm lượng khí phát thải từ 20-30% so với tập quán canh tác cũ.

Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, mô hình thí điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể chất lượng lúa gạo, giảm thiểu các mối nguy hại từ canh tác truyền thống như lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật dẫn đến mất cân bằng sinh thái, suy thoái đất…

Tỉnh Trà Vinh bắt đầu thực hiện hai mô hình điểm trong đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” từ vụ Hè Thu 2024, trên tổng diện tích 98,4 hecta do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ triển khai. Dự kiến vụ Đông Xuân 2024-2025, toàn tỉnh sẽ mở rộng lên 7.245 hecta, đến năm 2025 phát triển lên 10.550 hecta và đến năm 2030 đạt diện tích 30.736 hecta.

Bình luận

Tin mới

Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?