Zalo mini App

COP29 thống nhất quy tắc giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu

Hoài Hương

(KTSG Online) – Các nước tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (còn được gọi là COP29) đã đạt được thỏa thuận về quy định chi tiết liên quan đến thị trường giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu.

COP29 đã khép lại với những mốc quan trọng hướng đến xây dựng một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Ảnh: Euronews

Vừa qua, các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Đây được coi là dấu mốc quan trọng trên hành trình xanh để chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường toàn cầu.

Thị trường này được đánh giá sẽ huy động hàng tỉ đô la Mỹ cho các dự án mới giúp chống lại tình trạng nóng lên của tráiđất. Thỏa thuận đạt được xoay quanh cách đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu một cách đáng tin cậy.

Sau khi đạt được thỏa thuận cho phép hệ thống giao dịch tập trung của Liên hợp quốc được triển khai sớm nhất vào năm tới. Các bên đã dành phần lớn suốt hai tuần qua để tìm cách thống nhất các chi tiết của một hệ thống riêng giúp các nước có thể trao đổi tín chỉ carbon một cách trực tiếp với nhau.

Thỏa thuận cuối cùng chỉ đạt được sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cam kết liên quan đến tình hình minh bạch của thỏa thuận trao đổi tín chỉ riêng biệt này.

Trước đó, ông Mukhtar Babayev, Chủ tịch COP29, đã công bố dự thảo thỏa thuận đề xuất cho phép một số quốc gia phát hành tín chỉ carbon thông qua một hệ thống sổ đăng ký riêng biệt mà không cần có sự chấp thuận của Liên hợp quốc.  Dự kiến khi thỏa thuận đi vào hoạt động có thể đạt giá trị lên tới 250 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

Bình luận

Tin mới

Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?