Zalo mini App

Đã phân bổ 80% tiền bán tín chỉ carbon rừng cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ

(KTSG Online) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ 80% số tiền hơn 50 triệu đô la bán tín chỉ carbon cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ và sẽ phân bổ hết số tiền còn lại theo quy định của Chính phủ.

Việt Nam đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB). Ảnh minh họa: H.P

TTXVN đưa tin, tại cuộc họp báo thường kỳ quí 1-2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 1-4 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp cho biết, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB). Đồng thời, Việt Nam đã nhận đủ 51,5 triệu đô la.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ 80% số tiền trên cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia chương trình gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và sau 1-2 tháng nữa sẽ phân bổ hết số tiền còn lại cho địa phương.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Nghị định quy định rõ là chỉ sử dụng 0,5% để điều phối thỏa thuận chung và 3% để thực hiện hoạt động đo đếm, kiểm soát, giám sát, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật… Còn lại 96,5% được phân bổ cho các địa phương.

Trên cơ sở diện tích rừng nhận khoán, địa phương sẽ tiếp tục phân bổ số tiền trên đến người dân, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích và đang tổ chức tập huấn để phân bổ cho các địa phương được hưởng lợi từ nguồn thu này. Đối tượng được hưởng lợi chính là các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân giữ rừng…

Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký vào ngày 22-10-2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới với tư cách là Bên được ủy thác của Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF).

Theo thoả thuận này, Việt Nam chuyển nhượng lượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide  ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024, với đơn giá 5 đô la/tấn tương đương 51,5 triệu đô la. Khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Bình luận

Tin mới

TPHCM tập trung nhiều cao ốc, văn phòng xanh ở Việt Nam
Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Hình đại diện-min
Diễn đàn ESG 2025: Chuyển đổi kép hướng đến các khu công nghiệp sinh thái
ng Lê Hoàng Anh, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành Eco-Truck tại hội thảo chuyên đề “Logistics xanh hướng tới khu công nghiệp sinh thái”
Diễn đàn ESG 2025: EIP là chìa khóa phát triển logistics xanh
ng Stefan Kaufmann, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành EBOOST, chia sẻ về sự dịch chuyển sang xe điện và giải pháp phát triển giao thông bền vững
Không chỉ tuyên bố, doanh nghiệp Việt cần có lộ trình cụ thể để giảm phát thải
Các cuộn khói nhả lên từ một nhà máy thép ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Xanh hóa bất động sản công nghiệp: ESG từ tùy chọn trở thành chiến lược bắt buộc
Rừng ngập mặn Cần Giờ, lá phổi xanh của TPHCM, nay có thể đo đếm, bán tín chỉ carbon
Thị trường carbon rừng đang dần hoàn thiện khung pháp lý
u tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu, bao gồm năng lượng gió và mặt trời đạt 728 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, theo báo cáo của BNEF
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được 'cởi trói'?
thep-3
150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam
Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Các cuộn khói nhả lên từ một nhà máy thép ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang ngành công nghiệp nặng