Zalo mini App

Điện gió ở Bạc Liêu bán gần 1 triệu tín chỉ carbon, thu gần 1,8 triệu euro

Hồng Văn

(KTSG Online) – Ba dự án điện gió ở huyện Hòa Bình, Bạc Liêu đã và đang bán tín chỉ carbon sang thị trường châu Âu dự kiến đến hết năm nay bán được 990.000 tín chỉ carbon thu về 1,78 triệu euro, tức khoảng 47 tỉ đồng.

Đó là là điện gió Hòa Bình 1 (Công ty cổ phần Đầu tư Điện gió Hòa Bình 1), dự án điện gió Hòa Bình 2 (Công ty TNHH Đầu tư Điện gió Hòa Bình 2) và dự án Hòa Bình 1 – giai đoạn 2 (Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện gió Hòa Bình 1 – giai đoạn 2) cùng ở huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.

Du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm ở dự án điện gió Hòa Bình 1. Ảnh: HV
Ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc ba ban quản lý dự án nói trên cho biết, cả ba dự án hiện tại có 39 trụ turbine gió được đầu tư theo từng giai đoạn, vận hành những trụ điện gió đầu tiên vào năm 2021, đồng thời thực hiện các bước để phát hành tín chỉ carbon vào năm 2022.

Cho đến nay, dự án đã có 390.000 tín chỉ carbon của năm 2021-2022 đã được đối tác bên mua xác nhận và dự kiến từ nay tới cuối năm, sẽ xác nhận tiếp 600.000 tín chỉ carbon nữa của 2 năm 2023-2024, nâng tổng số tín chỉ carbon bán đươc lên gần 1 triệu tín chỉ với giá bán 1,8 euro/tín chỉ carbon, thu về 1,78 triệu euro, tức 47 tỉ đồng.

Ông Cường cho biết thêm, cả ba dự án nói trên đều kết nối đưa ra thị trường thế giới qua tiêu chuẩn vàng GS (Gold Standard), người mua là Tập đoàn South Pole của Thụy Sỹ.

Bạc Liêu hiện là địa phương có nhiều dự án điện gió ven biển và trên biển nhiều nhất Việt Nam nhưng cho đến nay, theo một công chức Văn phòng UBND tỉnh thì đây là 3 dự án điện gió lần đầu tiên bán tín chỉ carbon ra châu Âu của tỉnh. Chính quyền tỉnh này hy vọng các dự án điện gió trên địa bàn nên tham khảo, áp dụng các tiêu chuẩn về thị trường carbon để tiến tới bán tín chỉ carbon, gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.

Trong chương trình “Net Zero – Gửi tương lai” của Đài Truyền hình Việt Nam gần đây cho biết, cả nước hiện đã có 100 dự án đăng ký bán tín chỉ carbon thành công nhưng quá nửa là theo tiêu chuẩn GS của Thụy Sỹ. Các doanh nghiệp cho biết mất chừng 1,5 năm để đăng ký, thẩm định, tính toán và 0,5 năm để phát hành ra thị trường thế giới nếu đăng ký theo tiêu chuẩn GS.

Bình luận

Tin mới

Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?