Zalo mini App

Điện gió ở Bạc Liêu bán gần 1 triệu tín chỉ carbon, thu gần 1,8 triệu euro

Hồng Văn

(KTSG Online) – Ba dự án điện gió ở huyện Hòa Bình, Bạc Liêu đã và đang bán tín chỉ carbon sang thị trường châu Âu dự kiến đến hết năm nay bán được 990.000 tín chỉ carbon thu về 1,78 triệu euro, tức khoảng 47 tỉ đồng.

Đó là là điện gió Hòa Bình 1 (Công ty cổ phần Đầu tư Điện gió Hòa Bình 1), dự án điện gió Hòa Bình 2 (Công ty TNHH Đầu tư Điện gió Hòa Bình 2) và dự án Hòa Bình 1 – giai đoạn 2 (Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện gió Hòa Bình 1 – giai đoạn 2) cùng ở huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.

Du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm ở dự án điện gió Hòa Bình 1. Ảnh: HV
Ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc ba ban quản lý dự án nói trên cho biết, cả ba dự án hiện tại có 39 trụ turbine gió được đầu tư theo từng giai đoạn, vận hành những trụ điện gió đầu tiên vào năm 2021, đồng thời thực hiện các bước để phát hành tín chỉ carbon vào năm 2022.

Cho đến nay, dự án đã có 390.000 tín chỉ carbon của năm 2021-2022 đã được đối tác bên mua xác nhận và dự kiến từ nay tới cuối năm, sẽ xác nhận tiếp 600.000 tín chỉ carbon nữa của 2 năm 2023-2024, nâng tổng số tín chỉ carbon bán đươc lên gần 1 triệu tín chỉ với giá bán 1,8 euro/tín chỉ carbon, thu về 1,78 triệu euro, tức 47 tỉ đồng.

Ông Cường cho biết thêm, cả ba dự án nói trên đều kết nối đưa ra thị trường thế giới qua tiêu chuẩn vàng GS (Gold Standard), người mua là Tập đoàn South Pole của Thụy Sỹ.

Bạc Liêu hiện là địa phương có nhiều dự án điện gió ven biển và trên biển nhiều nhất Việt Nam nhưng cho đến nay, theo một công chức Văn phòng UBND tỉnh thì đây là 3 dự án điện gió lần đầu tiên bán tín chỉ carbon ra châu Âu của tỉnh. Chính quyền tỉnh này hy vọng các dự án điện gió trên địa bàn nên tham khảo, áp dụng các tiêu chuẩn về thị trường carbon để tiến tới bán tín chỉ carbon, gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.

Trong chương trình “Net Zero – Gửi tương lai” của Đài Truyền hình Việt Nam gần đây cho biết, cả nước hiện đã có 100 dự án đăng ký bán tín chỉ carbon thành công nhưng quá nửa là theo tiêu chuẩn GS của Thụy Sỹ. Các doanh nghiệp cho biết mất chừng 1,5 năm để đăng ký, thẩm định, tính toán và 0,5 năm để phát hành ra thị trường thế giới nếu đăng ký theo tiêu chuẩn GS.

Bình luận

Tin mới

Ruộng lúa tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”
Chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp cho năng suất tăng 1,5 tấn/hecta
du-lich-xanh-1-min
Những chú én nhỏ góp phần làm nên mùa xuân của du lịch bền vững
iện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
Meta tìm đến năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI
nh: Canva
Đàm phán hiệp ước chống ô nhiễm rác nhựa của Liên hợp quốc ‘sụp đổ’
iện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
Điện hạt nhân – từ chỗ bị xa lánh đến giải pháp cho bài toán năng lượng sạch
esg
Thực hành ESG giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ lợi nhuận 10-15%
w4-min
Những điều rút ra từ COP29
1
COP29 thống nhất quy tắc giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
gettyimages-2183369699
COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung
WI573547--min
Việt Nam sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028