Zalo mini App

Meta tìm đến năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Thu Trà

(KTSG Online) – Trước nhu cầu điện năng ngày càng tăng, Meta, một trong những “gã công nghệ khổng lồ”, đã thể hiện sự quan tâm đến năng lượng hạt nhân.” Mục tiêu nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo và bảo vệ môi trường.

Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Ảnh minh họa: AFP

Meta đặt mục tiêu bổ sung từ 1 đến 4 gigawatt công suất điện hạt nhân thế hệ mới từ Mỹ vào đầu thập niên 2030. Được biết, một nhà máy hạt nhân điển hình của Mỹ có công suất khoảng 1 gigawatt.

Thêm vào đó, họ cũng tin rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ một vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi sang một lưới điện sạch hơn, đáng tin cậy và đa dạng hơn.

Goldman Sachs (ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Hoa Kỳ) dự báo nhu cầu năng lượng cho các trung tâm dữ liệu tại Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh gần gấp ba lần từ năm 2023 đến năm 2030 và sẽ cần khoảng 47 gigawatt công suất thế hệ mới.

Trong năm nay, cả Microsoft và Amazon đều đã có những động thái quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Microsoft vào tháng 9 đã thông báo tái khởi động một phần nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Pennsylvania. Trong khi đó vào tháng 3, Amazon cũng đã mua lại một trung tâm dữ liệu chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Talen Energy (TLN.O).

Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân hiện đang đối mặt với nhiều thách thức. Nguồn cung uranium hạn chế, sự phản đối của cộng đồng địa phương, cùng với khối lượng công việc quá tải của Ủy ban quản lý hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) đang đe dọa khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao.

Meta cho biết, họ đang tìm kiếm các nhà phát triển năng lượng hạt nhân có chuyên môn trong việc tương tác và hợp tác với cộng đồng địa phương cũng như các quy trình liên quan đến việc phát triển các dự án và xin cấp phép từ các cơ quan chức năng. Đồng thời những người này cũng sẽ chịu trách nhiệm xem xét các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) hoặc các lò phản ứng hạt nhân lớn hơn tương tương tự các nhà máy hạt nhân hiện tại ở Mỹ.

Meta sẽ tiếp nhận hồ sơ của các nhà phát triển quan tâm đến việc yêu cầu đề xuất (RFP) cho đến hết 7-2-2025.

Công ty này cho hay, họ đang sử dụng quy trình RFP vì so với các dự án năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, hạt nhân cần nhiều vốn hơn, mất nhiều thời gian hơn để phát triển và phải tuân theo nhiều yêu cầu pháp lý hơn. Thông qua quy trình này, Meta có thể tiếp cận các dự án này một cách kỹ lưỡng và thấu đáo.

Bình luận

Tin mới

Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển
Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?