Zalo mini App

Nhiều hãng hàng không đàm phán mua tín chỉ carbon từ Việt Nam

Nhất Sơn

(KTSG Online) – Nhiều hãng hàng không quốc tế đang đàm phán với Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại INTRACO để mua tín chỉ carbon chất lượng cao, phát hành từ các dự án được ủy quyền theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris.

Các tín chỉ này do công ty thành viên SIPCO phát hành, được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công nhận và đủ điều kiện sử dụng trong Cơ chế bù trừ phát thải của ngành hàng không toàn cầu (CORSIA). Các khoản tín chỉ do SIPCO phát hành được đánh giá là tín chỉ carbon chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế như VCS (Verified Carbon Standard) của tổ chức Verra, được phân loại là “Article 6 Authorized Credits” và đủ điều kiện tham gia thị trường hàng không toàn cầu. Trên thị trường quốc tế, tín chỉ đạt chuẩn CORSIA hiện được giao dịch với mức giá dao động 20 – 40 đô la Mỹ mỗi tấn CO₂ và tương đương.

Bếp nấu ăn cải tiến mà SIPCO cung cấp cho nông dân trong các dự án giảm phát thải carbon. Ảnh: Trang web của công ty

Theo thông tin từ INTRACO, doanh nghiệp này thông qua công ty con là Công ty cổ phần Xúc tiến đầu tư và Phát triển bền vững (SIPCO), đã được cơ quan có thẩm quyền của Lào và Campuchia phê duyệt chuyển giao quốc tế hơn 90 triệu tín chỉ carbon từ nay đến năm 2030. Trong số đó, hơn 4,5 triệu tín chỉ đã đủ điều kiện giao dịch xuyên biên giới.

Các tín chỉ carbon của SIPCO đều được phát hành sau năm 2021, có thư ủy quyền (Letter of Authorization) từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào (ban hành tháng 1-2024) và Bộ Môi trường Campuchia. Đây là cơ sở pháp lý cho phép chuyển nhượng quốc tế các khoản tín dụng carbon theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris – cơ chế hợp tác giữa các quốc gia nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Công nghệ áp dụng trong các dự án của SIPCO được ICAO công nhận, đáp ứng tiêu chuẩn của chương trình CORSIA – cơ chế bù trừ carbon bắt buộc đối với các hãng hàng không quốc tế.

Ngoài hai quốc gia là Lào và Campuchia, SIPCO cũng đang triển khai các dự án tín chỉ carbon tại Việt Nam và Philippines. Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành đầy đủ quy định về chuyển giao quốc tế tín chỉ carbon, tuy nhiên SIPCO là một trong số ít doanh nghiệp đã đăng ký các dự án carbon trong nước (trồng rừng, năng lượng sinh học, nông nghiệp carbon thấp, bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng, máy lọc nước sạch cho cộng đồng…).

Từ năm 2022, INTRACO đã đầu tư nhiều vào các dự án giảm phát thải gắn với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng tại Campuchia và Lào. Thông qua SIPCO, công ty triển khai chương trình phân phối miễn phí bếp tiết kiệm năng lượng và thiết bị lọc nước nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu sinh khối truyền thống – một trong những nguồn phát thải lớn tại khu vực nông thôn.

Dự án đặt mục tiêu phân phối 600.000 bếp và 600.000 máy lọc nước tại Campuchia, cùng với 420.000 bếp và 400.000 máy lọc nước tại Lào, dự kiến hoàn tất trước năm 2026. Giai đoạn đầu, triển khai cùng tổ chức phụ nữ ở nước này , đã phân phối hơn 470.000 bếp và 250.000 máy lọc nước trước cuối năm 2024. Giai đoạn hai hiện đang được triển khai, phối hợp cùng các tổ chức sở tại.

Cho đến nay, nhà cung cấp tín chỉ carbon chất lượng cao này đã cung cấp hơn 1,4 triệu bếp nấu cải tiến, 1 triệu máy lọc nước bằng gốm và 6 triệu bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

Tin mới

beo nau an 11
Nhiều hãng hàng không đàm phán mua tín chỉ carbon từ Việt Nam
TPHCM tập trung nhiều cao ốc, văn phòng xanh ở Việt Nam
Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Hình đại diện-min
Diễn đàn ESG 2025: Chuyển đổi kép hướng đến các khu công nghiệp sinh thái
ng Lê Hoàng Anh, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành Eco-Truck tại hội thảo chuyên đề “Logistics xanh hướng tới khu công nghiệp sinh thái”
Diễn đàn ESG 2025: EIP là chìa khóa phát triển logistics xanh
ng Stefan Kaufmann, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành EBOOST, chia sẻ về sự dịch chuyển sang xe điện và giải pháp phát triển giao thông bền vững
Không chỉ tuyên bố, doanh nghiệp Việt cần có lộ trình cụ thể để giảm phát thải
Các cuộn khói nhả lên từ một nhà máy thép ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Xanh hóa bất động sản công nghiệp: ESG từ tùy chọn trở thành chiến lược bắt buộc
Rừng ngập mặn Cần Giờ, lá phổi xanh của TPHCM, nay có thể đo đếm, bán tín chỉ carbon
Thị trường carbon rừng đang dần hoàn thiện khung pháp lý
u tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu, bao gồm năng lượng gió và mặt trời đạt 728 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, theo báo cáo của BNEF
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được 'cởi trói'?
thep-3
150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam
Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc và là xu thế không thể đảo ngược
Vốn rót vào chậm lại nhưng kinh tế xanh vẫn là xu hướng phát triển