Zalo mini App

Những điều rút ra từ COP29

Thu Trà

(KTSG Online) – Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã kết thúc sau hai tuần đàm phán. Hội nghị đã đạt được thỏa thuận tài chính về khí hậu song vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lưu ý.

Các quốc gia đạt thỏa thuận 300 tỉ đô la Mỹ về biến đổi khí hậu sau hai tuần đàm phán.

300 tỉ đô la Mỹ liệu có “ít ỏi”?

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP29 đã đạt được thỏa thuận về tài chính khí hậu trị giá 300 tỉ đô la Mỹ mỗi năm cho đến năm 2035. Nhiều quốc gia đang phát triển cho rằng số tiền này quá thấp và sẽ cản trở tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Bà Chandni Raina, đại biểu từ Ấn Độ, cho rằng đây là một khoản tiền quá nhỏ và sẽ không giải quyết được vấn đề mà các quốc gia phải đối mặt.

300 tỉ đô la Mỹ là con số mà các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về việc biến đổi khí hậu đồng ý tài trợ. Mặc dù con số này gấp 3 lần so với 100 tỉ đô la Mỹ được đặt ra vào năm 2009, nhưng khoảng cách giữa khoản cam kết này và nhu cầu thực tế còn khá lớn. Các nhà kinh tế ước tính rằng các nước đang phát triển cần ít nhất 1.300 tỉ đô la Mỹ mỗi năm để ứng phó với vấn đề này.

Ảnh hưởng từ quyết định của Trump 2.0

Mặc dù ông vẫn chưa nhậm chức, nhưng chiến thắng của Donald Trump, trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 5 tháng 11 đã khiến không khí tại COP29 trở nên tồi tệ thông qua việc ông tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Việc Trump đắc cử đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ có thể đóng góp không nhiều tại COP29, mặc dù đây là quốc gia có đóng góp trong việc gây ô nhiễm thế giới và chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu. 

“Đèn xanh” cho tín chỉ carbon

Sau gần một thập kỷ nỗ lực thiết lập bộ quy tắc về tín chỉ carbon, COP29 đã đạt được thỏa thuận cho phép các quốc gia bắt đầu bắt tay vào công cuộc thiết lập và quản lý tín chỉ carbon nhằm thu hút nguồn vốn và giảm thiểu khí thải.

Mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết, như việc công khai thông tin và quy trình liên quan đến việc đăng ký, nhằm đảm bảo rằng các dự án bù đắp khí thải carbon được thực hiện một cách rõ ràng và minh bạch, nhiều người vẫn tin rằng việc tăng cường bù đắp lượng khí thải carbon sẽ giúp thu hút hàng tỉ đô la vào các dự án mới nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

Lo ngại về sự gia tăng phát thải khí nhà kính và nhiệt độ toàn cầu

Các quốc gia tham dự COP 29 cũng bày tỏ nỗi quan ngại về sự gia tăng phát thải khí nhà kính và nhiệt độ toàn cầu, dù thỏa thuận khí hậu đã được ký từ nhiều năm trước.

Thời tiết ảnh hưởng ngày càng khắc nghiệt đến nhiều nước trên thế giới, điều này cho thấy rõ tốc độ hành động chưa đủ nhanh để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu.

Năm nay cũng là năm nóng kỷ lục từ trước đến nay, phần nào cho thấy tác động của khí hậu đang gia tăng nhanh hơn dự kiến.

Thêm vào đó, lũ lụt trên diện rộng đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người chịu cảnh đói trên khắp Châu Phi. Các trận lở đất đã chôn vùi các ngôi làng ở Châu Á. Hạn hán ở Nam Mỹ đã thu hẹp các dòng sông, vốn được xem là hành lang giao thông quan trọng. Lũ lụt do mưa gây ra ở cả Tây Ban Nha và Hoa Kỳ đã giết chết hàng trăm người đồng thời xóa sạch hàng tỉ đô la Mỹ.

Giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch vẫn còn nhiều khó khăn

COP29 được tổ chức tại Azerbaijan, một quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đây là năm thứ 3 liên tiếp hội nghĩ diễn ra, sau COP27 tại Ai Cập và COP28 tại UEA. 

Tuy nhiên năm nay hội nghị cũng không đạt được bước đột phá trong việc thiết lập các bước để các quốc gia cam kết chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh và tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trong thập kỷ này.

Các nước đang phát triển cũng đã thảo luận về các rào cản thương mại liên quan đến khí hậu. Các quốc gia này cho rằng khả năng đầu tư để xanh hóa nền kinh tế của họ đã bị suy yếu do các chính sách thương mại tốn kém mà các nền kinh tế giàu áp đặt.

Bình luận

Tin mới

Xe buýt điện tại Thái Lan. Ảnh minh họa: southeastasiainfra
Tín chỉ carbon itmo tại Bangkok giúp chuyển đổi xe buýt điện
Chiến lược phát triển năng lượng phát thải thấp gắn với phát triển năng lực nội địa đã được Trung Quốc triển khai từ những năm 2000
Trung Quốc trở thành thị trường tín chỉ carbon lớn nhất toàn cầu như thế nào?
xuat-khau-ca-tra-min
Chi phí sản xuất thực phẩm ở ASEAN có thể tăng gần 60% vì Net-Zero
d1
GGGI hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư xanh và mở rộng các dự án trái phiếu xanh
carbon footprint
TikTok đứng đầu về khí thải carbon
Trên thị trường carbon tự nguyện hiện nay, doanh nghiệp gây ô nhiễm có thể mua các tín chỉ bù đắp carbon được tạo ra từ các dự án giúp giảm hoặc loại bỏ carbon bao gồm các dự án năng lượng tái tạo. Ảnh: depositphotos
Doanh thu từ thị trường tín chỉ carbon ở ASEAN có thể đạt 3.000 tỉ đô la vào năm 2050
Du lịch xanh, du lịch nông thôn
Để du lịch gắn với nông thôn phát triển bền vững
Du khách quốc tế tại Huế
Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của Việt Nam
Ruộng lúa tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”
Chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp cho năng suất tăng 1,5 tấn/hecta
du-lich-xanh-1-min
Những chú én nhỏ góp phần làm nên mùa xuân của du lịch bền vững