Zalo mini App

Nông dân có thể dùng điện thoại để tính toán phát thải khí nhà kính từ cây lúa

Nam Nguyên

(KTSG Online) – Chỉ với những thao tác trên điện thoại, người nông dân có thể dễ dàng theo dõi sự phát triển của lúa và tính toán phát thải khí nhà kính, nhờ một ứng dụng do Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) chuyển giao cho Việt Nam.

Vừa qua, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã chuyển giao Hệ thống số theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa (RiceMore) cho Cục Trồng trọt và Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp. Lễ chuyển giao có sự tham gia của đại diện các đơn vị tài trợ là Chương trình nông nghiệp thông minh về khí hậu của New Zealand và Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, theo Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT.

Đây là nền tảng tham chiếu địa lý, cho phép chuẩn hóa và ghi lại dữ liệu hoạt động sản xuất lúa theo thời gian. Nền tảng được phát triển, thử nghiệm và hoàn thiện từ năm 2018 với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Từ đầu năm 2023, RiceMoRe được nâng cấp với sự hợp tác giữa Cục Trồng trọt, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT và IRRI thành hệ thống trực tuyến với một ứng dụng di động nhằm hỗ trợ công tác theo dõi, quản lý và chỉ đạo sản xuất lúa.

RiceMoRe cho phép hệ thống hóa và lưu trữ dữ liệu về sản xuất lúa, cập nhật hàng tuần thông qua mạng lưới cán bộ địa phương từ cấp xã. Dữ liệu được liên kết với hệ thống thông tin địa lý và các lớp thông tin khác giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, ứng phó thiên tai và dịch hại thuận lợi hơn. Hiện RiceMore có 2 phiên bản Web và Mobile App.

RiceMoRe cho phép hệ thống hóa và lưu trữ dữ liệu về sản xuất lúa, được cập nhật hàng tuần thông qua mạng lưới cán bộ địa phương từ cấp xã. Ảnh minh hoạ

Hệ thống này có thể giúp cán bộ địa phương và nông dân trồng lúa theo dõi, đánh giá hoạt động canh tác lúa và tính toán phát thải khí nhà kính, phục vụ công tác tư vấn kỹ thuật, đo đạc, báo cáo và thẩm định trong các dự án liên quan đến sản xuất lúa bền vững, sinh thái và giảm phát thải khí nhà kính trong tương lai.

Trong thời gian tới, hệ thống RiceMore được dùng để cập nhật dữ liệu sản xuất và phục vụ việc công cụ đo lường, báo cáo và thẩm định phát thải lúa cho các mô hình thí điểm thuộc Đề án Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 mà Bộ NN&PTNT đang thực hiện.

Bình luận

Tin mới

Du khách quốc tế tại Huế
Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của Việt Nam
Ruộng lúa tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”
Chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp cho năng suất tăng 1,5 tấn/hecta
du-lich-xanh-1-min
Những chú én nhỏ góp phần làm nên mùa xuân của du lịch bền vững
iện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
Meta tìm đến năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI
nh: Canva
Đàm phán hiệp ước chống ô nhiễm rác nhựa của Liên hợp quốc ‘sụp đổ’
iện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
Điện hạt nhân – từ chỗ bị xa lánh đến giải pháp cho bài toán năng lượng sạch
esg
Thực hành ESG giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ lợi nhuận 10-15%
w4-min
Những điều rút ra từ COP29
1
COP29 thống nhất quy tắc giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
gettyimages-2183369699
COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung