Zalo mini App

Sản phẩm “từ vườn lên mâm”: Chu trình tuần hoàn và hành trình tái tạo

Nguyễn Văn Nhân*

(KTSG Online) – Sản phẩm “Từ vườn lên mâm” không chỉ là những món ăn, thức uống được chế biến từ nông sản mà còn là sự kết tinh của con người, văn hóa, tài nguyên và môi trường. Mỗi món ăn không chỉ mang hương vị đặc biệt mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về giá trị vật chất và phi vật chất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

Một mô hình định vị và định hình các sản phẩm kinh doanh và dịch vụ từ vườn lên mâm hoặc có liên quan đến từ vườn lên mâm được đề xuất và mô tả dạng sơ đồ tư duy. Ảnh: NVCC

Từ những người trực tiếp sản xuất, chế biến đến những người phục vụ và quản lý, tất cả đều góp phần tạo nên một sản phẩm “Từ vườn lên mâm” trọn vẹn, mang đậm bản sắc văn hóa, tài nguyên và môi trường bản địa. Sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức mà còn khơi gợi nhận thức về trách nhiệm và sự tham gia của người mua, người dùng vào những giá trị mà họ đã, đang và sẽ thụ hưởng.

Điều quan trọng là chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến “dấu chân nguồn lực”, hay chính là đường đi của tất cả các loại tài nguyên, từ năng lượng tự nhiên và nhân tạo, đất, nước, khí hậu, vật chất đến con người. Việc tối ưu hóa, tuần hoàn hóa và tái tạo hóa chúng một cách có đạo đức và khoa học là yếu tố then chốt để tạo nên một sản phẩm kinh doanh và dịch vụ dựa trên nền tảng sinh thái mang tên “Từ vườn lên mâm” một cách bền vững.

“Sinh thái” ở đây không chỉ là hệ sinh thái tự nhiên mà còn là hệ sinh thái bao gồm con người, trí tuệ, văn hóa và tri thức. Việc định vị và định hình các sản phẩm “Từ vườn lên mâm” trên nền tảng “sinh thái” sẽ mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh và dịch vụ.

Các sản phẩm này có mối liên quan, tác động và tương hỗ lẫn nhau về mặt vận hành kinh tế và kỹ thuật, không chỉ đơn thuần là “Ẩm thực” từ vườn lên mâm. Chúng ta có thể xây dựng một mô hình định vị và định hình các sản phẩm kinh doanh và dịch vụ “Từ vườn lên mâm” hoặc liên quan đến “Từ vườn lên mâm” một cách đa dạng và phong phú.

Một mâm ăn với nguyên liệu từ vườn với những thông số tính toán về lượng tiêu thụ carbon. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp không chỉ chú trọng đến việc tuần hoàn “rác thải” và “năng lượng” mà còn bao gồm cả tuần hoàn “dòng tiền”, “văn hóa”, “trách nhiệm và đạo đức” đối với con người và thiên nhiên. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dựng và định hình “Chu trình vận hành tuần hoàn và tái tạo của sản phẩm nông nghiệp cho mô hình sản phẩm “Từ vườn lên mâm”.

Thức ăn thừa sau và rác hữu cơ được ủ để bón phân lại cho cây trong vườn. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, khi vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp – vườn rừng thuận tự nhiên, cần quan tâm đến “Trách nhiệm cộng đồng của tổ chức (CSR)” và “Cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (CSA)” để hướng tới mục tiêu bền vững.

Khi thực hiện thành công mô hình “Từ vườn lên mâm” dựa trên nền tảng nông nghiệp thuận tự nhiên kết hợp kinh tế tuần hoàn và bền vững, cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích, đồng thời chia sẻ những lợi ích này cho cộng đồng dân cư địa phương, người tiêu dùng và môi trường hệ sinh thái xung quanh.

Chúng ta có thể nhận diện các “giá trị bền vững thực” mang lại hoặc được tái tạo khi vận hành thành công mô hình “Từ vườn lên mâm” dựa trên nền tảng nông nghiệp thuận tự nhiên kết hợp kinh tế tuần hoàn và bền vững. Đó là những giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa, góp phần tạo nên một cộng đồng bền vững và thịnh vượng.

Tóm lại, “Từ vườn lên mâm” không chỉ là một hành trình ẩm thực mà còn là một hành trình văn hóa, kinh tế và xã hội. Bằng cách xây dựng chu trình tuần hoàn và tái tạo, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và tạo ra những giá trị bền vững, chúng ta có thể kiến tạo một tương lai tươi sáng cho ngành nông nghiệp và cộng đồng.

(*) Chuyên gia nông nghiệp tuần hoàn

Tin mới

Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
From garden to table 3
Sản phẩm "từ vườn lên mâm": Chu trình tuần hoàn và hành trình tái tạo