Zalo mini App

Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6, vận hành chính thức vào năm 2029

Minh Hiếu

(KTSG Online) – Theo thông tin Bộ Tài chính, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6-2025 đến hết năm 2028, trước khi hoạt động từ năm 2029.

Việt Nam sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch carbon vào năm 2029. Ảnh: TL

Mục tiêu chung của Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam nhằm phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), tạo nguồn tài chính mới cho cắt giảm phát thải, TTXVN đưa tin.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Đề án đặt mục tiêu đến trước tháng 6-2025 từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon. Cùng với đó là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường carbon của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường carbon.

Việc tổ chức giao dịch trên thị trường carbon sẽ được thực hiện theo phương thức tập trung trên sàn giao dịch carbon. Về thanh toán, giao dịch sẽ do hệ thống tự động thực hiện trên cơ sở kết quả giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) gửi, đảm bảo nguyên tắc việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán.

Về lộ trình triển khai thị trường carbon, giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028, sau đó sẽ hoạt động từ năm 2029. Giai đoạn này sẽ triển khai thực hiện thí điểm thị trường carbon trên toàn quốc. Việc chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho đối tác nước ngoài, quốc tế được nghiên cứu, quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.

Toàn bộ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí cho các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc một số lĩnh vực phát thải lớn. Tín chỉ carbon được xác nhận giao dịch trên sàn giao dịch carbon. Trong đó có các tín chỉ carbon thu được từ: Chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; cơ chế phát triển sạch (CDM); cơ chế tín chỉ chung (JCM); cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Bình luận

Tin mới

Thay hình đại diện mới ạ
Responsible Sourcing - Chiến lược kinh doanh bền vững hay bài toán chi phí?
Một mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh minh họa: moit.gov
‘Sandbox’ cho kinh tế tuần hoàn: Có nên hạn chế doanh nghiệp tham gia?
14-2
Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?
Thầy cô, học sinh và Nam A Bank chung tay trồng cây xanh trong khuôn viên trường
Từ ‘diễn đàn xanh’ ở một quán bia Thảo Điền
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu sản xuất xanh và thân thiện môi trường hơn
Phát triển thị trường carbon, Việt Nam cần tham khảo gì từ các nước đi trước?
Xe cộ nhả khí thải trên đường phố ở Frankfurk, Đức
Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc
Kể từ đầu năm 2026, EU sẽ chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhắm vào hàng hóa nhập khẩu trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
EU dự kiến miễn thuế carbon xuyên biên giới cho phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu
Lúa gạo
Việt Nam sẽ giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong quản lý chất thải
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
Bài toán bền vững toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2025?
From garden to table 3
Sản phẩm "từ vườn lên mâm": Chu trình tuần hoàn và hành trình tái tạo