(KTSG Online) – Theo các chuyên gia, sản xuất lúa là ngành có nhiều tiềm năng để giảm phát thải trong toàn ngành nông nghiệp. 1 héc ta lúa phát thải trung bình 12,7 tấn CO2 tương đương mỗi năm. Nếu làm tốt công nghệ canh tác phát thải thấp, ngành lúa Việt Nam có thể giảm từ 40% đến 65% lượng phát thải (65% tương đương 8,3 tấn CO2 tương đương/năm/ha).
- Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác
- Doanh nghiệp có thể mua tín chỉ bù đắp carbon ở đâu?
Vừa qua, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp bền vững, áp dụng công nghệ mới để giảm phát thải khí carbon, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất lúa gạo. Theo đó, chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa gạo carbon thấp là một chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và nằm trong nỗ lực để Việt Nam thực hiện tiến trình đưa phát thải ròng về 0 trong giai đoạn 2030 – 2050.
Tuy nhiên, để giảm phát thải trong quá trình sản xuất có hiệu quả, thì vấn đề đặt ra là công cụ đo lường, mô hình nào phù hợp để ứng dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; cũng như giảm phát thải trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Dưới đây là tài liệu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) về vấn đề này.
Hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp_Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai